Nhà buôn châu Âu chật vật tìm cà phê chất lượng

Nhà buôn châu Âu chật vật tìm cà phê chất lượng

12/06/2017
0
Các doanh nghiệp chế biến cà phê lớn ở châu Âu đang chật vật tìm kiếm nguồn cung cà phê chất lượng trong bối cảnh sản lượng tại các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới giảm mạnh vì thời tiết bất lợi trong năm ngoái

Chật vật tìm kiếm nguồn cung cà phê chất lượng

Cà phê Robusta đạt chuẩn 4C

4C là gì?

-Common (Chung) 4C dựa trên quyết định của mọi thành viên. 4C được xây dựng trên sự nhất trí nội bộ và giữa các nhóm bên liên quan (người sản xuất, thương mại/công nghiệp và tổ chức xã hội).

-Code (Bộ quy tắc) Bộ quy tắc tự nguyện này bước đầu đưa ra một mức tối thiểu về sự bền vững. Việc tuân thủ được kiểm tra xác nhận. Không phải chứng nhận sản phẩm.

-Coffee (Cà phê) Dòng cà phê chủ lực/cà phê đại trà. Tất cả các loại cà phê, các hệ thống sản xuất, các vùng trồng cà phê.

-Community (Cộng đồng) của ngành cà phê cho chính ngành cà phê: Tính tự chủ. Hệ thống thành viên.

Các doanh nghiệp rang xay cà phê lớn ở châu Âu đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung robusta đảm bảo chất lượng để chế biến.

Nestle, tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới, là một trong những doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề vì thiếu hụt nguồn cung robusta chất lượng cao.

“Nhìn chung, họ có những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn so với các nước khác,” một thương lái ở châu Âu cho biết. Trong đó, Nestle từng cam kết tuân thủ Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (gọi tắt là Bộ tiêu chuẩn 4C) do Hiệp hội 4C ban hành.

Giới thương lái cho biết, Nestle đầu năm nay đã bán đấu giá hợp đồng nhập gần 3 triệu 60kg robusta từ Việt Nam với thời hạn giao là tháng 3/2017 và tháng 3/2018. Nestle thường nhập 5 – 6 triệu bao robusta Việt Nam mỗi năm, tương đương gần 1/4 sản lượng cà phê niên vụ 2016 – 2017 của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo sẽ giảm gần 20% trong niên vụ này và vụ cà phê tới đây của Brazil cũng không mấy khả quan, Nestle có thể sẽ thử tìm kiếm các nguồn thay hàng thay thế. Dù vậy, rất ít quốc gia có thể trồng robusta với quy mô lớn, giới thương lái cho biết.

 

Ngày càng khó tìm được cà phê đạt chuẩn 4C

Ngoài chất lượng, các doanh nghiệp mua cà phê cũng đặc biệt chú trọng đến màu sắc của hạt.

Chất lượng cà phê vốn là vấn đề rất quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn tới các công ty chế biến, bởi họ chú trọng về vị hơn là hình dạng bên ngoài của hạt cà phê.

Đặc biệt trong năm 2017, để tìm được nguồn cung robusta chất lượng lại càng khó khăn hơn.

Hiệp hội 4C cho biết, trong năm 2015, chỉ có khoảng 29%, tương đương 2,6 triệu tấn cà phê của thế giới, đạt tiêu chuẩn 4C cũng như đạt yêu cầu của Nestle. Phần lớn robusta đạt chuẩn 4C đều xuất phát từ Việt Nam; trong khi cà phê arabica đạt chuẩn 4C được trồng chủ yếu tại Brazil và Colombia.

Indonesia, nước sản xuất robusta lớn thứ 3 thế giới, cũng sản xuất cà phê đạt chuẩn 4C nhưng thường không đạt được yêu cầu về vị của Nestle, giới thương lái cho biết.

Trong khi đó, cà phê có chất lượng cao hơn từ Ấn Độ và Uganda mặc dù phù hợp với yêu cầu của Nestle, nhưng những quốc gia này chỉ có thể sản xuất cà phê đạt chuẩn 4C với quy mô nhỏ. Mặt khác, giá cà phê của hai quốc gia này cao hơn tới 160 – 200 USD/tấn so với cà phê robusta của Việt Nam.

Thị trường đang rất lo ngại về nguồn cung cà phê của Việt Nam trong thời gian tới. Bởi, các doanh nghiệp sản xuất đã bán hết số cà phê chất lượng tốt nhất hồi đầu năm nay khi giá robusta thế giới chạm đỉnh 5 năm rưỡi ở 2.282 USD/tấn.

Vấn đề nằm ở số cà phê chất lượng thấp đang tồn lại trong kho của các hộ dân và người mua trung gian. Giới thương lái ước tính, tồn kho cà phê tại Việt Nam hiện chỉ còn 20 – 30%, so với mức 45 – 50% của những năm trước vào cùng thời điểm này.

Ngoài chất lượng, các doanh nghiệp mua cà phê cũng chú trọng đến màu sắc của hạt. Một số thương lái cho biết, số hạt cà phê bị đổi màu có thể chiếm tới 8 – 10% tổng sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ này, và 20% có thể là hạt đen có thể dùng để trộn với cà phê của vụ tới.

Ở Việt Nam, chênh lệch giá giữa các loại cà phê không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, việc cà phê chất lượng thấp bị hạ giá chứng tỏ thị trường đang dư thừa nguồn cung quá lớn. Chênh lệch giá giữa cà phê robusta loại 3 và loại 2 của Việt Nam đã nới rộng ra 150 – 200 USD/tấn, từ mức 100 USD/tấn trước đó.

“Càng lâu chúng ta sẽ càng nhận ra rằng, thị trường đang dần cạn kiệt cà phê chất lượng. Và đến một lúc nào đó, đây sẽ là vấn đề lớn của thị trường,” một thương lái nhận định.

Theo Thanh Tùng (Kinh tế & tiêu dùng)

Ý kiến bạn đọc
Chủ đề liên quan
Có thể bạn sẽ quan tâm

Xuất khẩu nông sản lao dốc vì chiến tranh tiền tệ

Việc các đồng tiền trên thế giới ồ ạt phá giá thời gian qua đã làm cho giá xuất khẩu các nông sản chính của Việt Nam giảm mạnh so với trước đây.

Kontum Indochine quán cà phê VN được đề cử giải tòa nhà của năm

Tạp chí ArchDaily (Mỹ) mới đây đã đưa ra danh sách 5 công trình được đề cử giải thưởng Building of the Year (công trình của năm) tại hạng mục khách sạn - nhà hàng, trong đó có quán cà phê Kontum Indochine tại tỉnh Komtum, Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê ngày 23/09/2015

Hiện tại các chỉ báo kỹ thuật ủng hộ xu thế giảm giá.

Công ty Cổ phần Trà Cà phê An Nhiên - nhận Bằng khen của Liên Đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ngày 17/12/2023, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Trà Cà phê An Nhiên - Anni Coffee vinh dự nhận Bằng khen của Liên Đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI). Buổi lễ trao tặng diễn ra trong khuôn khổ chương trình Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023.

Tiếp nối " Cà Phê Việt Không Ngon Do Pha Phin"

Theo quan điểm cá nhân tôi xin khẳng định “ Cà phê Việt không ngon do Pha Phin, vì cà phê của chúng ta sẽ pha ngon hơn và không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào khi pha bằng Máy pha cà phê chuyên dụng hoặc các dụng cụ khác “Chemex” “ Brew” “Drip” “Mokapot”

ANNI COFFEE VÀ BUỔI GẶP GỠ TÂN TỔNG LÃNH SỰ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

Nhân chuyến làm việc giữa đồng chí Nguyễn Trác Toàn – Tân tổng lãnh sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại San Francisco với Ủy ban nhân dân Tp.Hồ Chí Minh và các sở ngành để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp tại San Francisco, Hoa Kỳ.

Quán cà phê không người phục vụ ở Sài Gòn

Bếp điện, chảo, ly tách hay nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn, bạn chỉ việc theo công thức pha chế và tự làm cho mình loại nước yêu thích mà không có ai phục vụ thay.

Giảm lượng khí thải Carbon - Xu thế phát triển cà phê của Việt Nam trong tương lai

Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê. Các nông dân trồng cà phê đang nỗ lực góp phần giảm thiểu lượng CO2 được thải ra bằng cách trồng các loại thực vật khác nhau bên cạnh cà phê.

Thực trạng cà phê bẩn hiện nay

Thực trạng thị trường cà phê Việt Nam hiện nay đang rất sôi động với sự tham gia của hàng...

Nét đẹp văn hóa cà phê Sài Gòn

Bài viết trên tờ Telegraph (Anh) từng nhận định “Văn hóa thưởng thức cà phê ở Sài Gòn không giống như ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Ở đây, cà phê là thức uống đem lại năng lượng cho người dân của cả một thành phố sôi động”.