CÀ PHÊ BẨN CÂU CHUYỆN KHÔNG CÓ HỒI KẾT

31/10/2016
0
Người Việt tiêu thụ 16,8 tỷ ly cà phê/năm và với kết quả công bố của Vinatas, có thể thấy con số đáng báo động về tình trạng cà phê không chứa caffeine hay hàm lượng caffeine rất nhỏ. Nói cách khác, người tiêu dùng Việt đang ngày ngày "thưởng thức" gần 50% những đồ uồng mang mác cà phê chứ không phải là cà phê. Là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, người tiêu dùng Việt nói chung, người yêu cà phê Việt nói riêng xứng đáng uống một ly cà phê nguyên bản.

CÀ PHÊ BẨN CÂU CHUYỆN KHÔNG CÓ HỒI KẾT

Vấn nạn cà phê "bẩn", cà phê "nhái" không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế mà đặc biệt gây hại tới sức khỏe của người tiêu dùng khi hàng ngày thu nạp vào cơ thể những mầm mống của bệnh ung thư.Theo báo cáo về ngành cà phê Việt Nam do Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (xuất bản ngày 6/1/2016), niên vụ 2015/2016, tiêu thụ cà phê rang xay nội địa tại Việt Nam ước đạt 2,25 triệu bao, tương đương 135 triệu kilogram cà phê nguyên liệu.  

Cà phê không có... caffeine

Ngày 11/7 vừa qua, Hội Tiêu Chuẩn và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam (Vinatas) đã công bố bảng báo cáo khảo sát cà phê trên thị trường một số tỉnh và thành phố trong thời gian qua. Sau 3 đợt khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7/2016, trên các mẫu cà phê bột và cà phê nước tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng và Lâm Đồng, kết quả cho thấy tổng cộng có tới 9 mẫu cà phê hoàn toàn không có hàm lượng caffeine.

Cụ thể, tháng 6-7/2016, trong 253 mẫu khảo sát thực hiện tại 4 tỉnh thành phố gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Sóc Trăng, có tới 05 mẫu không có caffeine đã được tìm thấy tại các quán cà phê nhỏ (quán cóc); căn tin bệnh viện; cà phê vỉa hè, cà phê bệt và xe đẩy. Kết quả khảo sát cũng cho thấy tới 1/3 tổng số mẫu khảo sát có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới 1g/lít). Theo kết quả khảo sát căn cứ trên địa điểm chọn mẫu cho thấy có gần một nửa (47,54%) các mẫu cà phê lấy từ các quán nhỏ, xe đẩy, vỉa hè, và căn tin bệnh viện, có hàm lượng caffeine rất thấp hoặc không có.

ca phe ban 

ca-phe-ban

Người Việt tiêu thụ 16,8 tỷ ly cà phê/năm và với kết quả công bố của Vinatas, có thể thấy con số đáng báo động về tình trạng cà phê không chứa caffeine hay hàm lượng caffeine rất nhỏ. Nói cách khác, người tiêu dùng Việt đang ngày ngày "thưởng thức" gần 50% những đồ uồng mang mác cà phê chứ không phải là cà phê.

Thói quen của người Việt

Thích uống cà phê pha sẵn, cà phê bột của người Việt tạo điều kiện cho gian lận thương mại phát triển vì có nhiều loại ngũ cốc rang lên màu sắc rất giống cà phê, vị cũng giống cà phê nhưng giá thành lại rẻ hơn cà phê thật rất nhiều. Chính thói quen uống vị cà phê đậm đắng pha sẵn tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất cà phê độn chất thêm phụ gia để phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

ca-phe-ban

ca-phe-ban

Mọi người phải thay đổi thói quen. Nên mua cà phê hạt đã rang và xem quá trình xay tại chỗ. Áp dụng cách thức này sẽ tránh việc độn ngô, đậu nành vào, đảm bảo cà phê nguyên chất 100%. Nếu có lừa thì người bán chỉ lừa được những người uống cà phê tách ngoài đường”.

Nhiều người không đủ khả năng để đánh giá chất lượng một ly cà phê “chuẩn”, vì vậy họ chỉ quan tâm đến giá cả. Vì quá tập trung vào giá thành thấp, nên nhiều công ty sản xuất đã “đi đường tắt” và làm cho sản phẩm của họ trở nên rẻ hơn – nghĩa là làm cắt giảm phần cà phê, hòa trộn với các loại hạt khác (bị rang cháy), hoặc thêm hương vị làm giảm chất lượng cà phê. Nó tạo ra “sản phẩm cà phê” chứ không còn là cà phê thật nữa.

Là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, người tiêu dùng Việt nói chung, người yêu cà phê Việt nói riêng xứng đáng uống một ly cà phê nguyên bản.

Nguồn: Sưu Tầm

Nguồn: Sưu tầm
Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc